Máy bay dùng năng lượng mặt trời bay qua Kim tự tháp Ai Cập ở độ cao lịch sử
- Dien mat troi
- Dien mat troi cho doanh nghiep
- Dien mat troi cho ho gia dinh
- He thong bom dien nang luong mat troi
- Pin nang luong mat troi
- Pin mat troi
[Tin tức năng lượng mặt trời ] Một chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời đã bay sát các Kim tự tháp Ai Cập - bay qua các tượng đài mang tính biểu tượng còn đang bị sương mờ che phủ - trong lượt bay mới nhất của cuộc hành trình vòng quanh thế giới mang tính lịch sử của nó.
Chiếc máy bay được gọi là Solar Impulse 2, đã hạ cánh ở Ai Cập vào ngày 13/7, sau khi bay một chặng không nghỉ trong gần 49 giờ đồng hồ từ Tây Ban Nha. Đây là lượt bay chiều về và cũng là chuyến cuối của hành trình vòng quanh thế giới đầy tham vọng của chiếc máy bay này, nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo và khích lệ sự phát triển của công nghệ “xanh”.
Những hình ảnh ấn tượng khi Solar Impulse 2 lượn trên đỉnh các kim tự tháp đã cho thấy một sự tương phản rõ rệt giữa kỹ thuật cổ đại và tương lai, và chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời này biểu trưng cho các thiết bị - bao gồm cả máy bay – có thể sử dụng dạng năng lượng này vào một ngày nào đó.
Người đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của Solar Impulse - Phi công André Borschberg – người đã lái chiếc máy bay này từ Tây Ban Nha tới Ai Cập, đã cho biết “Đây là một chuyến bay mang đầy cảm xúc và ý nghĩa với tôi, có thể một lần nữa tận hưởng cảm giác đáng kinh ngạc của việc bay cả ngày lẫn đêm chỉ dựa vào năng lượng mặt trời và thưởng thức trọn vẹn những thời khắc hiện tại này”.
Solar Impulse 2 được thiết kế để bay cả ngày lẫn đêm mà không phải sử dụng bất kỳ nhiên liệu nào. Chiếc máy bay một chỗ ngồi này được hỗ trợ hoàn toàn bởi 17000 tấm pin mặt trời và pin tích hợp trên máy bay, các pin này nạp năng lượng cả ngày để cho phép máy bay có thể bay liên tục qua đêm và trong thời tiết có mây mù.
Theo các nhân viên của công ty, chiếc máy bay siêu nhẹ này chỉ nặng 2.300kg, tương đương với một chiếc xe hơi, nhưng nó có sải cánh ấn tượng trải dài đến 72m.
Borschberg và người đồng sáng lập của mình – Bertrand Piccard đã luân phiên điều khiển chiếc máy bay này cho mỗi chặng của cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Theo dự kiến, Piccard sẽ điều khiển Solar Impulse 2 trong chặng cuối của cuộc hành trình, từ Ai Cập đến thủ đô Abu Dhabi của UAE (Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất).
Piccard cho biết “Chuyến hạ cánh tại Cairo này đã mang Solar Impulse trở lại với khởi nguồn giấc mơ của tôi. Ai Cập là đất nước mà tôi đã từng hạ cánh sau chuyến bay vòng quanh thế giới không nghừng nghỉ bằng kinh khí cầu của mình năm 1999, và chính xác là ở đây tôi đã có ý tưởng về một chiếc máy bay bay vòng quanh thế giới bằng năng lượng mặt trời”.
Solar Impulse bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới của nó vào tháng 3/2015, cất cánh từ sân bay Al Bateen ở Abu Dhabi tới Oman. Các điểm dừng tiếp theo của chiếc máy bay là Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc và Nhật Bản trước khi hoàn tất chuyến bay kỷ lục qua Thái Bình Dương để tới Hawaii, Mỹ vào tháng 7/2015. Sau đó, chiếc máy bay này đã đậu ở Hawaii trong gần một năm vì các cục pin bị nóng quá mức đã làm pin bị hỏng không đảo chiều được.
Chiếc máy bay lại tiếp tục cuộc hành trình của mình vào tháng 4 năm nay, khi bay từ Hawaii tới California. Sau đó nó đã băng qua Mỹ, với các điểm dừng ở Arizona, Oklahoma, Ohio, Pennyslvania và New York. Chiếc máy bay đã trở thành máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên vượt qua Đại Tây Dương, sau khi nó bay từ New York tới Tây Ban Nha trong 71 giờ 8 phút. Nếu chặng bay tiếp theo – cũng là chặng bay cuối cùng của hành trình này thành công, Solar Impulse sẽ trở thành chiếc máy năng lượng mặt trời đầu tiên bay vòng quanh thế giới.
Trong năm 2013, Borschberg và Piccard đã hoàn thành một chuyến bay chưa từng có dọc theo bờ biển nước Mỹ, bằng nguyên mẫu thế hệ đầu tiên của máy bay Solar Impulse. Cuộc hành trình kéo dài 2 tháng đó có năm chặng dừng giữa California và New York.
Solar Impulse 2 bay qua các Kim tự tháp Ai Cập ngày 13/7/2016 (Ảnh: Solar Impulse)
Chiếc máy bay được gọi là Solar Impulse 2, đã hạ cánh ở Ai Cập vào ngày 13/7, sau khi bay một chặng không nghỉ trong gần 49 giờ đồng hồ từ Tây Ban Nha. Đây là lượt bay chiều về và cũng là chuyến cuối của hành trình vòng quanh thế giới đầy tham vọng của chiếc máy bay này, nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo và khích lệ sự phát triển của công nghệ “xanh”.
Những hình ảnh ấn tượng khi Solar Impulse 2 lượn trên đỉnh các kim tự tháp đã cho thấy một sự tương phản rõ rệt giữa kỹ thuật cổ đại và tương lai, và chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời này biểu trưng cho các thiết bị - bao gồm cả máy bay – có thể sử dụng dạng năng lượng này vào một ngày nào đó.
Người đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của Solar Impulse - Phi công André Borschberg – người đã lái chiếc máy bay này từ Tây Ban Nha tới Ai Cập, đã cho biết “Đây là một chuyến bay mang đầy cảm xúc và ý nghĩa với tôi, có thể một lần nữa tận hưởng cảm giác đáng kinh ngạc của việc bay cả ngày lẫn đêm chỉ dựa vào năng lượng mặt trời và thưởng thức trọn vẹn những thời khắc hiện tại này”.
Solar Impulse 2 được thiết kế để bay cả ngày lẫn đêm mà không phải sử dụng bất kỳ nhiên liệu nào. Chiếc máy bay một chỗ ngồi này được hỗ trợ hoàn toàn bởi 17000 tấm pin mặt trời và pin tích hợp trên máy bay, các pin này nạp năng lượng cả ngày để cho phép máy bay có thể bay liên tục qua đêm và trong thời tiết có mây mù.
Theo các nhân viên của công ty, chiếc máy bay siêu nhẹ này chỉ nặng 2.300kg, tương đương với một chiếc xe hơi, nhưng nó có sải cánh ấn tượng trải dài đến 72m.
Borschberg và người đồng sáng lập của mình – Bertrand Piccard đã luân phiên điều khiển chiếc máy bay này cho mỗi chặng của cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Theo dự kiến, Piccard sẽ điều khiển Solar Impulse 2 trong chặng cuối của cuộc hành trình, từ Ai Cập đến thủ đô Abu Dhabi của UAE (Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất).
Piccard cho biết “Chuyến hạ cánh tại Cairo này đã mang Solar Impulse trở lại với khởi nguồn giấc mơ của tôi. Ai Cập là đất nước mà tôi đã từng hạ cánh sau chuyến bay vòng quanh thế giới không nghừng nghỉ bằng kinh khí cầu của mình năm 1999, và chính xác là ở đây tôi đã có ý tưởng về một chiếc máy bay bay vòng quanh thế giới bằng năng lượng mặt trời”.
Solar Impulse bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới của nó vào tháng 3/2015, cất cánh từ sân bay Al Bateen ở Abu Dhabi tới Oman. Các điểm dừng tiếp theo của chiếc máy bay là Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc và Nhật Bản trước khi hoàn tất chuyến bay kỷ lục qua Thái Bình Dương để tới Hawaii, Mỹ vào tháng 7/2015. Sau đó, chiếc máy bay này đã đậu ở Hawaii trong gần một năm vì các cục pin bị nóng quá mức đã làm pin bị hỏng không đảo chiều được.
Chiếc máy bay lại tiếp tục cuộc hành trình của mình vào tháng 4 năm nay, khi bay từ Hawaii tới California. Sau đó nó đã băng qua Mỹ, với các điểm dừng ở Arizona, Oklahoma, Ohio, Pennyslvania và New York. Chiếc máy bay đã trở thành máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên vượt qua Đại Tây Dương, sau khi nó bay từ New York tới Tây Ban Nha trong 71 giờ 8 phút. Nếu chặng bay tiếp theo – cũng là chặng bay cuối cùng của hành trình này thành công, Solar Impulse sẽ trở thành chiếc máy năng lượng mặt trời đầu tiên bay vòng quanh thế giới.
Trong năm 2013, Borschberg và Piccard đã hoàn thành một chuyến bay chưa từng có dọc theo bờ biển nước Mỹ, bằng nguyên mẫu thế hệ đầu tiên của máy bay Solar Impulse. Cuộc hành trình kéo dài 2 tháng đó có năm chặng dừng giữa California và New York.
Theo Xaluan.com
Máy bay dùng năng lượng mặt trời bay qua Kim tự tháp Ai Cập ở độ cao lịch sử
Reviewed by Unknown
on
18:44:00
Rating:
Không có nhận xét nào: